
Thực trạng rác thải nhựa
Rác thải nhựa hiện đang là vấn đề cấp bách tại Việt Nam, với những con số báo động về lượng nhựa thải ra môi trường.</p>
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về lượng rác thải nhựa, thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa mỗi năm, trong đó hơn 30 tỷ túi nilon, mà 80% chỉ sử dụng một lần trước khi bị bỏ đi
Nước ta thuộc top 5 các nước có lượng rác thải nhựa đổ ra biển nhiều nhất thế giới với mức từ 0.28-0.73 triệu tấn/năm, chiếm 6% tổng khối lượng chất thải nhựa xả vào biển toàn cầu
Với xu hướng tiêu thụ nhựa tăng mạnh, từ 3,8 kg/người vào năm 1990 lên 41,3 kg/người vào năm 2018, Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
tình hình rác thải nhựa tại tp huế
Nghiên cứu từ WWF-Việt Nam năm 2021 cho thấy, lượng rác thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Huế lên đến hơn 400 tấn mỗi ngày, nhưng chỉ 20% trong số này được thu hồi và tái chế.
Lượng rác thải nhựa chiếm 15,4% trong tổng rác thải sinh hoạt, tương đương hơn 60 tấn/ngày, tuy nhiên chỉ có 13% được tái chế do chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn.


rác thải nhựa trong các trường học trên địa bàn thành phố huế
Trong các trường học tại Huế, rác thải nhựa cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các trường học chiếm 2% trong các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Huế.
Nghiên cứu từ WWF-Việt Nam năm 2021 cho thấy, các trường học trên địa bàn thành phố Huế thải ra khoảng 7 tấn rác/ngày, trong đó có 7% tương đương khoảng 0.48 tấn/ngày là rác thải nhựa.</p>
Theo dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam,” kết quả kiểm toán rác tại 46 trường học trong năm học 2023-2024 cho thấy rác thải nhựa trong ngày ở 26 trường là 649,6 kg, chiếm 38,1% tổng lượng rác thải. Đáng chú ý, bao bì nilon và rác thải nhựa dùng một lần chiếm đến 58,7%.</p>
Các sản phẩm nhựa một lần như ống hút, cốc nhựa, hộp xốp và túi nilon đang tạo ra khối lượng lớn rác thải nhựa, gây ô nhiễm trong và ngoài khuôn viên trường.
kêu gọi hành động
Những con số này nhấn mạnh sự cần thiết của các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa, bao gồm việc phân loại rác tại nguồn, thúc đẩy tái chế và nâng cao ý thức của cộng đồng. Đặc biệt, trong môi trường học đường, việc giáo dục học sinh về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và giảm thiểu sử dụng nhựa dùng một lần là rất cần thiết.
